Về cặp phạm trù “cái phổ quát – cái đặc thù – cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel

Categorized as Hiện tượng học, khoa học nhận thức, vật lý luận Tagged

Đây là tóm tắt của mình về bài đọc Về cặp phạm trù “cái phổ quát – cái đặc thù – cái đơn nhất” trong phép biện chứng của Hegel. Không biết mọi người có thể kiểm tra lại kiến thức của mình có đúng không? Với mình cũng có mấy câu hỏi ở cuối bài, hy vọng mọi người có thể giúp mình trả lời.

Thế giới chia thành 3 cấp độ: tồn tại, bản chất, khái niệm. Mỗi cấp độ có một cặp phạm trù (hay cặp quy định) và phép biện chứng riêng:

Cấp độ của thế giớiTồn tạiBản chấtKhái niệm
Cặp phạm trùchất – lượng – độđồng nhất – khác biệt – căn cứ hiện tượng – bản chất hình thức – nội dung ngẫu nhiên – tất yếu khả năng – hiện thực …cái phổ quát – cái đặc thù – cái đơn nhất
Phép biện chứngsự chuyển hoá thành mặt đối lậpsự hiện hình của cái này trong cái khác của nósự phát triển

Khái niệm = sự sống = sự phát triển

Khái niệm:

  • Là bản chất, quy luật phát triển sống động và cụ thể của sự sống
  • Là sự thống nhất của tồn tại và bản chất
  • Không phải là sản phẩm của bộ não, không phải là cái do chúng ta nghĩ ra và đem gán cho sự vật

Cái phổ quát:

  • Tự mình phân hoá, đặc thù hoá chính mình
  • Tự lấy chính mình làm trung gian cho sự phát triển của chính mình; tự bảo tồn mình thông qua quá trình liên tục đặt ra các giới hạn và phủ định, vượt qua các giới hạn đó
  • Chi phối cái đơn nhất

Cái đơn nhất:

  • Bản chất là cái phổ quát
  • Là sự phản hồi phủ định của cái phổ quát
  • Giới hạn cái đặc thù
  • Là cái phủ định
  • Thông qua cái đặc thù để vươn tới cái phổ quát
  • Tự sản sinh ra chính mình
  • Là sự phủ định lần thứ nhất

Cái đặc thù:

  • Là sự đa dạng, khác biệt, đối lập
  • Giới hạn cái phổ quát
  • Giới hạn cái đơn nhất

Quá trình phát triển của sự sống:

  • Là quá trình không ngừng đặt ra và phủ định cái đặc thù (phủ định của phủ định)
  • Giai đoạn phát triển sung mãn nhất chính là thời điểm cái đặc thù bộc lộ rõ nhất

Cái phổ quát chi phối cái đơn nhất. Cái đơn nhất giới hạn cái đặc thù. Cái đặc thù giới hạn cái phổ quát.

Cái phổ quát tự đặc thù hóa chính mình. Cái đơn nhất tự sản sinh ra chính mình. Cái đặc thù tồn tại tự thân, độc lập.

Cái đơn nhất thông qua cái đặc thù để vươn tới cái phổ quát.

Câu hỏi

  • Cái đặc thù vừa giới hạn cái phổ quát, vừa giới hạn cái đơn nhất? Xong sau đó cái đơn nhất lại giới hạn cái đặc thù? Vậy là cái nào giới hạn cái nào?
  • Tại sao Hegel lại cho rằng “khái niệm” là bản chất, quy luật phát triển của sự sống? Trong khi đó cái khái niệm về “khái niệm” dường như đã gắn chặt vào cái ý “là sản phẩm của bộ não, là cái do chúng ta nghĩ ra và đem gán cho sự vật” rồi? Nó giống như bây giờ mình định nghĩa cái bàn là một loại động vật kêu meo meo vậy. Mình làm thì cũng chẳng có gì sai, nhưng nó chỉ làm mọi thứ rối rắm hơn không cần thiết? Mình cảm thấy sẽ tốt hơn nếu dùng một cách gọi khác cho cái khái niệm mà Hegel muốn hướng đến.

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply