Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định

Categorized as Nỗi sợ, góc nhìn, mạnh mẽ, từ bi, Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định Tagged , ,

Một đứa trẻ trong quá trình hình thành nhân cách cần một sự ổn định, và gia đình là nguồn cung cấp gần như duy nhất sự ổn định đó. (Trưởng thành là khi đã đủ sự vững vàng để đối diện với thế giới xung quanh đầy biến động, chứ không phải đủ 18 tuổi. Đủ khả năng chịu trách nhiệm trước pháp luật không có nghĩa là đủ khả năng chịu trách nhiệm với chính bản thân.) Nếu bản thân gia đình không thể cung cấp sự ổn định đó, nhân cách của nó rất dễ bị rối loạn.

Tùy vào trường hợp cụ thể mà sẽ có những rối loạn khác nhau, một trong số đó là rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định (thường được gọi là rối loạn nhân cách ranh giới – borderline personality disorder – BPD). Những trận giận dữ vô lý phải chịu đựng từ thuở bé làm cho con mắt của họ bị méo mó, và trái tim thì luôn mù mờ. Họ là những đứa trẻ bị mắc kẹt trong thân xác người lớn. Họ thường thiếu một cái tôi rõ ràng. Họ sợ bị bỏ rơi khủng khiếp. Cảm xúc của họ luôn bị đẩy lên thái quá nhưng lại nhanh đổi chóng tàn, và thường tuôn ra những điều thóa mạ không kiểm soát nổi.

Vì thiếu một cái tôi nên họ luôn mượn môi trường xung quanh làm cái tôi của mình, không khác gì một con kỳ nhông. Họ có thể rất sắc sảo và khéo léo, nhưng lại không thể chịu được một chút áp lực, dù là những việc ban đầu rất hào hứng. Họ có khả năng nhìn người thiên phú, nhưng lại mắc kẹt trong thiên kiến chủ quan, không thể dung hòa tốt xấu vào làm một. Cũng cùng là một người, lúc tốt thì họ sẽ tôn người đó lên tận mây xanh, còn khi tệ thì họ sẽ khinh khỉnh cay độc. Với họ, chỉ có cảm xúc vào thời điểm đó là đúng nhất, dù người bình thường chắc chắn sẽ cảm thấy có gì đó không lành mạnh trong đó.

Cũng vì để lấp đầy sự trống rỗng ấy, họ luôn tìm kiếm một người hoàn hảo. Họ sẽ tiến đến rất nhanh, nhanh chóng thể hiện sự yếu đuối của mình để kích hoạt sự che chở của đối phương, nhưng cùng lúc là kiểm soát và điều khiển họ. Người có tính cách độc tài, ái kỷ sẽ cho họ cảm giác về sự rõ ràng, còn người hay quan tâm lo lắng cho người khác sẽ luôn gác lại nhu cầu bản thân, nên những người này đặc biệt thu hút họ (và bị họ thu hút). Những lời hứa hẹn sẽ bị họ quên sạch, nhưng lại là gánh nặng cho người yêu họ. Ngoại tình cũng là chuyện thường gặp.

Họ như một người bị bỏng nặng, chỉ cần chạm nhẹ thôi là đã gào lên đau đớn. Nếu có ai có vẻ hiểu được họ, họ sẽ đẩy người đó ra để không phải chịu cảnh bỏ rơi. Đôi khi làm đủ mọi trò điên cuồng, tự tổn thương bản thân, thậm chí tự tử, là cách duy nhất để họ cảm thấy mình không phải là cái gì đó trống rỗng, và rằng mình vẫn còn được quan tâm. Khi bên ngoài họ tàn nhẫn với những người họ thương yêu, thì bên trong lại van nài họ hãy ở lại. Sẽ có những lúc họ đòi hỏi rất nhiều thứ, nhưng rồi đột nhiên họ lại chẳng thiết tha với điều gì cả.


Trong tiếng Anh có câu “turn over a new leaf”, nghĩa là bỏ lại quá khứ sau lưng và khởi đầu một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Ngày nào với họ cũng là một chiếc lá mới.


Khi một làn khói bắt đầu rời khỏi ngọn lửa, đầu tiên nó vẫn giữ được sự ổn định của nó. Nhưng chỉ cần một nhiễu loạn rất nhỏ, làn khói sẽ trở nên hỗn loạn không thể kiểm soát. Các luồng xoáy sẽ được sinh ra để phát tán sức nóng ra bên ngoài thật nhanh, chúng cuộn rối vào nhau và làm cho năng lượng càng lúc càng bị mất. Và sau khi đã cạn kiệt năng lượng rồi, chúng sẽ tan vào môi trường xung quanh và không để lại tăm tích gì nữa.

Xem thêm

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 4.2 / 5. Số lượt đánh giá: 24

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply