Xưng hô trong tình yêu

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức Tagged ,

Dự án nghiên cứu đầu tiên của mình là vào năm lớp 11, lúc đó nghỉ hè không biết làm gì + đang mê điếu đổ một bạn 😂 . Nhưng đó chỉ là chất xúc tác thôi, chứ câu hỏi nghiên cứu thì đã có từ khá lâu, chắc là từ cấp 2. Câu hỏi đó là:

Tại sao khi yêu, con trai cứ được gọi là “anh” chứ không phải là “em” , và con gái thì cứ được gọi là “em” chứ không phải là “chị”?

Với mình việc gọi con trai là “anh” con gái là “em” nó rất là kỳ cục ?. Thật sự không hiểu nổi tại sao lại có đứa muốn tụt xuống làm “em” để bị thằng “anh” sai vặt. Với mình, việc cho con gái lên làm “chị” cũng vui không kém.

Tóm tắt bài viết:

  • Cách xưng hô “anh – em” thể hiện chênh lệch tuổi tác ở đa số cặp đôi
  • Cách xưng hô “anh – em” thể hiện sự thống trị trong mối quan hệ, chứ không chỉ là giới tính
  • Cách xưng hô “anh – em” thể hiện đặc trưng sử dụng danh từ thân tộc để thể hiện sự thân mật trong tiếng Việt
  • Cách xưng hô sẽ thay đổi tùy vào hoàn cảnh và thái độ của người trong cuộc
  • Cách xưng hô không thay đổi ở các cặp đồng tính ← cái này thể hiện rõ ý thống trị

Framework được sử dụng là tâm lý học tiến hóa và ngôn ngữ học xã hội. Lúc đó thì chưa biết đến Foucault :)) Bạn nào đã quen việc nghiên cứu rồi thì đừng có chê ngây ngô nha 😀

Tài liệu tham khảo:

  • Jan Erik Kristiansen; Age differences at marriage: The times they are achanging?
  • Nguyễn Thị Ly Kha; “Từ xưng hô” thuộc hệ thống nào?
  • Tôi không kì thị người đồng tính – Vietnamese Gay and Lesbian Community; Bàn về “vai vế”, http://www.facebook.com/group.php?gid=48198014117&ref=search#/topic.php?uid=48198014117&topic=11247
  • Phan Hồng Liên; Thảo luận thêm về “nghi thức lời nói” trong văn hoá giao tiếp
  • Nguyễn Văn Khang; Xã hội học ngôn ngữ về giới: Sự kì thị và sự chống kì thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ
  • Hàn Giản Đường; Chữ Hán Trung Quốc

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 3 / 5. Số lượt đánh giá: 4

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu


Leave a Reply