Nội dung
Tầm nhìn
Mỗi người đều sẽ có tinh thần phản tư với mọi quan điểm của mình, trân trọng người khác tuyệt đối, tò mò với điều khiến mình sợ hãi, và dũng cảm cắt đứt điều gây hại. Những người đã đánh mất những tinh thần đó sẽ có lại được chúng, và những người đang có chúng sẽ đồng hành cùng họ để họ lấy lại được niềm tin cũng như hiểu được tầm quan trọng của chúng.
Sứ mệnh
Lan toả và bảo vệ các tinh thần:
- phản tư với mọi quan điểm của mình
- tôn trọng người khác tuyệt đối
- tò mò với điều khiến mình sợ hãi
- dũng cảm cắt đứt điều gây hại
Giá trị
Dự án gọi những quan điểm sau là tinh thần Quả Cầu:
- Dám đi tìm bằng chứng để phủ định niềm tin của mình. Dám ủng hộ cái mình phản đối, và phản đối cái mình ủng hộ
- Dám lựa chọn làm điều tốt nhất cho người khác. Dám giả định rằng họ luôn có thiện ý
- Dám tìm hiểu. Dám đối diện nỗi sợ. Dám đi đến cùng
- Dám yên tâm rằng rồi mọi chuyện nhất định sẽ trở nên tốt đẹp
Nếu làm được những điều đó, thì bạn sẽ có được những phần thưởng sau:
- Có được niềm vui của việc tìm ra cái sai của bản thân
- Nhìn ra được vẻ đẹp của người khác dù họ không đáng tin đến bao nhiêu
- Thấy được sự ngọt ngào của việc vượt qua được nỗi sợ
- Những mất mát sẽ được hoàn lại nguyên vẹn, không một vết trầy
Chiến lược
Xây dựng một con đường để cùng hỗ trợ người có niềm tin tiêu cực
Với những người có định kiến hoặc học được rằng tốt nhất là nên từ bỏ nỗ lực để sống tốt hơn, họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi. Liệu có cách nào để những ai quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc toàn diện của họ có thể cùng hợp lực hỗ trợ họ mà không quá gian lao?
Xóa bỏ nhiều nhầm lẫn và niềm tin gây hại trong xã hội
Có những quan niệm tuy ta có thể cảm nhận được sự bất ổn trong nó, nhưng mỗi lần ta định chỉ ra thì vấn đề lại lẩn đi đâu mất. Chúng thấm đẫm trong mọi mặt của đời sống, từ tôn giáo đến thơ ca… Liệu có thể chỉ ra được cái sai của chúng đến nỗi những người nhiệt thành với chúng nhất cũng phải thốt lên rằng “ồ cảm ơn, tôi ước gì mình có thể diễn đạt điều đó hay đến như vậy”?
Hiểu được cơ chế của sự hiểu lầm và biến nghĩa
Tại sao sự an toàn, cần thiết và thú vị lại đôi lúc không trình diện ra như là an toàn, cần thiết và thú vị trong mắt người nhìn? Tại sao những quan niệm rất nhân văn lại đôi lúc bị đảo nghĩa trong quá trình sử dụng? Tại sao với mỗi một lời khuyên lại có một lời khuyên ngược lại? Liệu có thể đưa ra được một cách lý giải vừa mạnh mẽ vừa trực quan để tất cả mọi người cùng sử dụng?
Sản phẩm hướng đến
Bài Tinh thần Quả Cầu sẽ nói rõ các chủ đề dự kiến sẽ thảo luận là gì.
Sơ đồ mục tiêu và hạng mục hành động
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu (SWOT)
Điểm mạnh
| Điểm yếu
|
Cơ hội
| Nguy cơ
|
Quả Cầu đã làm được những gì?
- Thành lập các nhóm phục vụ cho các hoạt động xã hội của dự án: Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực, Nghiên cứu triết học phương Đông, Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định – BPD, Lý thuyết văn học, Khoa học nhận thức (cognitive sciences), Giác quan kèm (Synesthesia), Bạn bè blog Quả Cầu
- Trang Quả Cầu có hơn 1600 người theo dõi
- Bộ sưu tập từ điển chuyên ngành có hơn 15.000 lượt truy cập
- Lập nhóm dịch về các khái niệm về tự trị, quyền riêng tư, năng lực ra quyết định, sự tin tưởng, đạt kỷ lục về truyền thông: 31k lượt tiếp cận (không quảng cáo)
- Hoàn thành công cụ truy xuất Mạng lưới 100+ niềm tin phổ biến trong xã hội
- Hoàn thành công cụ kết nối dữ liệu từ Obsidian sang Graphviz
- Tổ chức các buổi họp nội bộ hằng tuần trong gần một năm
- Website:
- Trung bình 50 lượt xem trang/ngày
- 150+ bài viết trên ít nhất 7 ngành và 25 chuyên ngành khác nhau, bao gồm các lĩnh vực ít được quan tâm trong giới hoạt động như ngôn ngữ học, khoa học nhận thức, triết học
- Lên trang nhất Google các từ khóa: quả cầu, sự bất lực, bản ngã là gì, thay đổi góc nhìn, tâm trạng không ổn định, lạnh như băng, cảm xúc thẩm mỹ, tóm tắt cuộc cách mạng một cọng rơm, cá trích đỏ, xem ratatouille, miễn bàn, thiên di, câu hỏi nữ quyền, mạng lưới niềm tin, người mù sờ voi, xưng hô trong tình yêu, tình nguyện viên làm những công việc gì
Các mốc thời gian và một số thành tựu chính
Thời gian | Hoạt động | Thành tựu |
2010 – 2014 | Xác định mong muốn làm dự án | Hoàn thành cử nhân vật lý lý thuyết để có kiến thức nền tảng |
2016 – 2019 | Xây dựng lý thuyết nền | Hoàn thành bản đầu tiên của lý thuyết về góc nhìn. Tìm hiểu được 7 ngành và 25 chuyên ngành khác nhau, bao gồm các lĩnh vực ít được quan tâm trong giới hoạt động xã hội như ngôn ngữ học, khoa học nhận thức, triết học |
8/2019 | Lập website | >100 bài viết, ≈30k người truy cập cho tới thời điểm hiện tại |
8/2020 | Xuất bản bài viết về sự bất lực học được | Đạt kỷ lục mới về truyền thông: 8.4k lượt tiếp cận, hạng nhất google (không quảng cáo) |
12/2020 | Lập nhóm dịch về tự trị | Đạt kỷ lục mới về truyền thông: 31k lượt tiếp cận (không quảng cáo) |
12/2021 | Hoàn thành công cụ truy vấn mạng lưới 100+ niềm tin phổ biến |
Hoạt động trong 3 tháng tới
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực