Vậy nhưng, nếu như ta bảo rằng thái độ sống tốt của những người mù là hài hước hóa sự mù của mình, thì chẳng khác nào bảo rằng những những người bị hiếp dâm hãy thưởng thức những trò đùa về hiếp dâm? Nghĩa là, chẳng những ta không nhắc nhở những kẻ từ bi và bác ái về sự vô ý của họ thì thôi, mà lại còn khuyến khích nạn nhân tiếp tay cho sự dửng dưng với nỗi đau của chính mình? Nhưng mặt khác, ta cũng đâu có khuyến khích ai dửng dưng ai đâu. Chẳng phải những kết luận ta đưa ra ở trên đến từ sự thấu cảm với nỗi đau của người khác đó sao? Tại sao sự trân trọng người khác tuyệt đối lại khiến ta trở thành kẻ dửng dưng với nỗi đau của họ? Chẳng lẽ cách để vết thương lành nhanh nhất là bằng cách làm cho nó toét rộng ra thêm? Thế là thế nào? Chuyện quái quỷ gì đang xảy ra?
Hay diễn đạt vấn đề này theo một cách khác, tôi cho rằng, đôi lúc, một sự dửng dưng, vô cảm lại không xuất phát từ sự thiếu nhạy cảm, mà là từ một sự trân trọng người khác đến tận cùng. Lúc này, ngay cả những người khoan dung nhất cũng khó lòng hiểu được tại sao, và sẽ xảy ra tình trạng những người khoan dung liên tục đổ lỗi hoặc ép buộc nhau. Để hướng đến sự khoan dung triệt để, tôi cho rằng cần có kiến thức về quá trình chú ý, ghi nhớ, và biến đổi nghĩa của từ¹. Chính những quá trình này tạo ra những hiện tượng mà tôi tạm đặt tên là đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa khác âm, và đảo nghĩa². Chính những hiện tượng này tạo ra những vấn đề như phải đạo chính trị, đổ lỗi cho nạn nhân, nghịch lý của sự khoan dung, tiêu chuẩn kép, lập luận người rơm, vội vàng nhảy đến kết luận, hỏi luẩn quẩn, nói thay người khác, tư duy nhị nguyên, v.v. Nó làm ta cảm thấy người khác kiêu ngạo, thiếu suy nghĩ, thiếu tôn trọng người khác, ích kỷ, v.v. Chúng tạo ra những mâu thuẫn không đáng có, làm mệt mỏi cả hai bên, làm hai bên tưởng như không tài nào hòa giải nổi, mặc dù cả hai đều đang hướng về mục đích chung. Tấm hình này có lẽ là nêu được rõ nhất hậu quả mà hiện tượng này để lại:
¹Thậm chí kể cả khi đã hiểu được hết những vấn đề đó thì vẫn chưa đủ trực quan, và cần phải có thêm một mô hình nhấn mạnh vào yếu tố thị giác để sử dụng.
²Đây không phải là từ đồng âm khác nghĩa hay được nhắc tới trong ngôn ngữ học. Nói cách khác, từ “đồng âm khác nghĩa” ở đây là một từ… đồng âm khác nghĩa :v. Để phân biệt, tôi sẽ gọi khái niệm của mình là “đồng âm khác nghĩa suy rộng” (generalized polysemy).
Mọi người thường sẽ lý giải hiện tượng này bằng việc nói rằng đó là do ta không hiểu đúng bối cảnh vấn đề. Các nhà ngôn ngữ học có thể sẽ nói đây đơn thuần là sự mơ hồ về nghĩa trong quá trình hành ngôn. Giải thích như vậy thì không sai, tuy nhiên tôi nghĩ cách lý giải vậy chưa đủ mạnh. Vào thời điểm đó, cả hai bên đều có cơ sở để cho rằng mình đã hiểu rõ ý người kia, và người kia đã hiểu rõ ý mình, nên việc sử dụng lý do rằng ta không hiểu bối cảnh của nhau để lý giải hiện tượng này xem ra không thuyết phục với cả hai cho lắm.
Người thấy được hiện tượng này đầu tiên có lẽ là người sáng tác nên câu chuyện “thầy bói xem voi”. Tất nhiên là hồi đó khoa học chưa phát triển, nhưng tôi nghĩ họ đã mô tả chính xác vấn đề này. Mỗi người “sờ” thấy được một biểu hiện khác nhau của con voi, và bất đồng với nhau về việc đó. Mỗi người không tài nào hiểu nổi những hiểu biết của mình đang sai ở đâu, thì không thể nào thấy được người kia đúng chỗ nào. Vì trong đầu mỗi người có một cách hiểu về khái niệm “voi” khác nhau, nên lúc này “voi” là một từ đồng âm khác nghĩa.
Có lẽ ứng dụng tuyệt vời và ngọt ngào nhất của ý tưởng này chính là nó giúp ta đạt đến một trạng thái mà mọi người hay gọi là “trưởng thành”. Cuộc sống của người trưởng thành là một cuộc sống đầy mâu thuẫn. Họ được dặn là lo cho bản thân, nhưng khi họ làm thế thì lại bị nói là ích kỷ. Họ được dặn là hiểu biết nửa vời thì còn gây hại hơn là giúp ích, nhưng họ cũng được nhắc là không ai có thể biết được hết tất cả. Họ được dặn là không nên suy diễn ý người khác, nhưng họ cũng được nhắc là phải hiểu được ý họ dù họ không nỏi ra. You are damned if you do and you are damned if you don’t. Nhưng vào một một thời điểm nào đó trong cuộc sống, bỗng dưng họ hiểu được rằng những mâu thuẫn đó thật ra không hề mâu thuẫn chút nào. Mọi thứ bỗng dưng trở nên ăn khớp với nhau, và họ có thể tìm được điểm cân bằng giữa những thứ tưởng như vô cùng xung đột này. Tôi nghĩ khoảnh khắc đó chính là khoảnh khắc họ hiểu được vấn đề này.
Tôi nghĩ rằng phép biện chứng Hegel cũng có liên quan đến vấn đề này, mặc dù thành thật mà nói là tôi chưa đọc lấy một chữ của Hegel.
Vậy thôi. Tôi… hết biết phải nói gì rồi =)). Phải đến giai đoạn 3 của dự án tôi mới quay trở lại bài viết này được. Nhưng nếu bạn muốn có thêm ví dụ cho chuyện này, thì có thể đọc thêm các bài viết sau:
- Độc giả của blog này là ai?
- Ratatouille – những góc nhìn chưa từng có
- Con mắt lạnh như băng
- Chankillo – thiên đường trần gian 🍀
- Tại sao không nên dùng “ngực” thay cho “vú”?
- Ví dụ về sự tương tác giữa Đạo gia và rối loạn tâm lý (bài trong loạt bài Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý)
- Phản biện cuốn Cuộc cách mạng một-cọng-rơm
- Đạo không thể giải thích được qua sự độc thoại, nhưng có thể thấy nó được qua sự đối thoại
- Cá trích đỏ trong toán học
Nếu bạn cảm thấy hứng thú với những suy nghĩ trong đây thì đừng quên ủng hộ dự án nhé :”>
Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.
Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.
Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?
Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:
Hỗ trợ 1-1 cho thành viên
Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động
Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực