Nội dung
1. Xác định tư tưởng
a. Xác định tư tưởng
Như bất kỳ dự án nào, thời gian đầu người sáng lập sẽ phải dành nhiều thời gian cho nó. Điều gì khiến bạn cam kết muốn họ thay đổi đến như vậy, khi mà bạn hẳn cũng có những thứ quan trọng khác để làm/những vấn đề khác cần giải quyết?
Mỗi một tuần bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho việc này?
Phương châm sống, triết lý sống của bạn là gì? Có sự kiện nào đặc biệt khiến bạn tin vào chúng không?
b. Tra vấn bản thân
Vì sao bạn nghĩ bạn biết họ cần gì? Đâu là những bằng chứng để kết luận rằng họ đang không ổn?
Bạn có nghĩ rằng cứ để họ như vậy thì một thời gian sau họ cũng sẽ thay đổi không?
Chúng ta muốn giúp thân chủ, nhưng chúng ta cũng không muốn giúp một cách lén lút, ngoài sự hay biết của họ. Thực tế cho thấy là sự hợp tác của người thụ hưởng là yếu tố vô cùng quan trọng để quyết định sự thành công của sự giúp đỡ. Tuy nhiên, cũng rất có thể nếu cho họ biết quá sớm thì họ sẽ phản đối gay gắt và làm hỏng mọi thứ thêm. Có cách nào để thăm dò ý họ để biết xem họ có muốn thay đổi tình trạng, mà không làm lộ rằng bạn đang có ý định giúp họ hay không?
2. Thu thập thông tin
a. Thông tin về thân chủ
i. Thông tin căn bản
Tình trạng sức khỏe thân chủ hiện thế nào? ………………………………………………………………………………………..
Thân chủ làm công việc gì? ………………………………………………………………………………………..
Thân chủ có những sở thích gì? ………………………………………………………………………………………..
Tiểu sử vấn đề: Đã từng có can thiệp trợ giúp chưa? (Đó là gì, từ bao giờ, tiến triển như thế nào?) ………………………………………………………………………………………..
ii. Nỗi sợ, niềm tin, nhu cầu của thân chủ
Các nỗi sợ | Lý do | Hướng trợ giúp |
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những nỗi sợ này không còn nữa? …………………………………………………………………..………
Các niềm tin tiêu cực | Lý do | Cách cho thấy mâu thuẫn |
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những niềm tin này không còn nữa? …………………………………………………………………..………
Các niềm tin tích cực | Lý do | Cách để niềm tin này không bị xói mòn |
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những niềm tin này được phát huy? …………………………………………………………………..………
Các nhu cầu | Lý do | Cách đáp ứng |
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu những nhu cầu này được đáp ứng? …………………………………………………………………..………
b. Thông tin về gia đình thân chủ
Hoàn cảnh gia đình: kinh tế, mức thu nhập, sức khỏe của người nuôi dưỡng, kiến thức về chăm sóc và giáo dục:
Văn hóa, quy định, niềm tin đặc thù của gia đình:
Các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình với TC và giữa các thành viên với nhau: Ai là người kiểm soát? Ai là người có ảnh hưởng về kinh tế? Ai có ảnh hưởng với ai? Có chia bè phái trong các thành viên gia đình không? Đó là các nhóm nào? Sự khác biệt của các nhóm đó là gì?
Nguồn lực trợ giúp về vật chất và tinh thần từ gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng của TC:
Mong muốn của gia đình trong việc trợ giúp TC:
Kế hoạch dự định của gia đình để đạt được mong muốn đó:
Thái độ của họ về bạn là thế nào?
c. Thông tin về bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm thân chủ
Ai là người được thân chủ lắng nghe và tin tưởng? Người đó có hay chiều theo cảm xúc của thân chủ không?
Họ có biết những vấn đề này của thân chủ không? Thái độ của họ về thân chủ là thế nào?
Quan hệ của bạn với họ là thế nào? Thái độ của họ về bạn là thế nào?
Phương châm sống, triết lý sống của họ là gì?
Họ có thể giúp thân chủ thế nào? Có thể kêu gọi họ tham gia dự án này không?
Ngoài ra liệu có ai không được thân chủ tin tưởng, nhưng lại muốn giúp đỡ họ không?
3. Lên kế hoạch hỗ trợ
a. Phỏng vấn tạo động lực
Nếu bạn vẫn đang được thân chủ lắng nghe một cách thoải mái, bạn hãy thử áp dụng phỏng vấn tạo động lực để thân chủ thay đổi thử xem?
Nếu bạn không làm được điều ở trên, bạn cần lên một kế hoạch dài hơi, và kêu gọi sự giúp sức của bạn bè, người thân của họ.
b. Lên kế hoạch chiến lược
Lập mục tiêu SMART
c. Thu thập tình nguyện viên
Bạn bè, người thân của thân chủ chính là tình nguyện viên của bạn. Tuy họ là những người quan tâm nhiều nhất tới sức khỏe và hạnh phúc của thân chủ, nhưng tồn tại một khả năng là họ cũng có chung quan điểm với thân chủ. Nếu đặt vấn đề thay đổi quan niệm của thân chủ trong khi chính họ cũng tin vào quan điểm đó, bạn sẽ bị lúng túng và họ sẽ báo lại cho thân chủ. Hoặc cũng có thể chính họ là một phần của vấn đề (người bạo hành thân chủ chẳng hạn), và việc này sẽ làm họ trừng phạt thân chủ hơn. Có cách nào để thăm dò ý họ để biết xem họ có đồng ý với quan niệm của thân chủ, mà không làm lộ rằng bạn đang đang bất đồng với quan niệm đó hay không?
Lý do bạn đến tiếp cận họ là gì? Nó có khiến họ cảm thấy tự nhiên và không nghiêm trọng không?
Bạn sẽ nói gì khi gặp họ? Họ cần làm những gì để giúp đạt những mục tiêu SMART?
Tham khảo và chỉnh sửa cho phù hợp từ tài liệu: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH (Dành cho cán bộ xã hội cấp cơ sở): QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP