Tại sao Nho gia cũng là một trường phái để đạt tới vô vi?

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức, Sách, thơ, phim Tagged ,

Đây là những gì tôi hiểu sau khi đọc xong phần mở đầu cuốn sách Vô vi như là một ẩn dụ tri nhận và lý tưởng tinh thần thời Chiến Quốc. Tác giả là Edward Slingerland.

Trước tiên là bàn về cách dịch chữ “vô vi” (wuwei) sang tiếng Anh. Nó thường được dịch là “non-action” hoặc “non-doing”, nhưng tác giả cho rằng dịch chính xác hơn phải là “effortless action” hoặc “effortless doing”. Nếu không sẽ dẫn đến những hiểu lầm nhất định. (Tôi cũng có bàn về điều này trong bài Khi đạo sĩ gặp rối loạn tâm lý.)

Có 2 trường phái để đạt tới vô vi: TRY NOT to try và TRY not to try. Trường phái thứ nhất là self-cultivation internalism, chủ trương chúng ta đã có đủ mọi nguyên liệu để vô vi rồi, tất cả những gì cần làm là để cho cái tiềm năng này được tự bộc lộ. Trường phái thứ hai là self-cultivation externalism, chủ trương ta không có đủ nguyên liệu cho vô vi, và ta cần rèn luyện để đạt được nó. Trường phái 1 chính là Đạo gia, còn trường phái 2 chính là Nho gia.

Tác giả nhận định: không có chữ vô vi không có nghĩa là không nói về vô vi. Sẽ thật sai lầm nếu chỉ hiểu văn bản theo từ khóa (kiểu như bấm ctrl+F tìm trong database của Khổng Tử xem có từ “vô vi” không, nếu không thì kết luận là Khổng Tử không nói về nó.)

Nhưng nếu Nho gia không nói gì về “vô vi”, thì làm sao có thể nói họ lại nói về vô vi? Thế thì có khác gì nhét chữ vào mồm họ? Vì bản thân từ “vô vi” có nhiều cách diễn đạt khác nhau, và tuy Nho gia không nói gì về bản thân từ đó, nhưng lại làm những điều để đạt được những cách hiểu ngầm đó. Ví dụ như khái niệm A trong các trường hợp cụ thể sẽ có các cách hiểu là b, c, d, thì nếu một người đang nói về về b, c, d, ta có thể nói là họ đang ngầm nói về A (hoặc nói về A một cách vô thức). Đây chính là chỗ tác giả dùng lý thuyết về ẩn dụ tri nhận để chứng minh, và cũng là nội dung của cả cuốn sách.

(Đoạn cuối có sự suy diễn thêm của tôi, vì đọc cũng không chắc lắm. Nhưng đoán thì là vậy.)

Giới thiệu về Slingerland

Ông nhận bằng cử nhân ngành Ngôn ngữ châu Á (Trung Quốc) tại Stanford, bằng thạc sĩ ngành Ngôn ngữ Đông Á (Trung Quốc cổ) tại UC Berkeley, và bằng tiến sĩ ngành Tôn giáo học tại Stanford.

Chuyên môn của ông bao gồm về thời các tư tưởng thời Chiến Quốc (TK 5 – TK 3 TCN), nghiên cứu tôn giáo (tôn giáo so sánh, khoa học nhận thức và phát triển của tôn giáo), ngôn ngữ học tri nhận (lý thuyết trộn và ẩn dụ tri nhận), luân lý học (đức hạnh – virtue ethics, tâm lý học đạo đức – moral psychology), tâm lý học tiến hóa, mối liên hệ giữa các ngành nhân văn và khoa học tự nhiên, và tiếng Trung cổ.   

Bạn cũng có thể xem bài nói chuyện ở TEDx của ông giới thiệu về vô vi, về sự tự phát, và một trò chơi xem ai vô vi hơn ai (thật!).

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 1 / 5. Số lượt đánh giá: 1

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply