Giải đáp chất vấn

Categorized as Meta

Thắc mắc về hướng đi

Điểm khác biệt của dự án này là nó không hướng đến một vấn đề tâm lý đơn thuần, mà có phần nghiêng về những những người có một trình độ nhất định. Họ không phải là các những người yếu thế, mà có một sự thông minh và nhạy bén sẵn có. Chính vì sự nhạy bén đó mà họ mới có thể đưa ra được những thế giới quan để phù hợp với sự bất lực học được của mình. Cho tới nay tôi chưa thấy một dự án nào hướng đến những đối tượng này.

Có rất nhiều, nhưng chưa bao giờ là đủ. Những dự án đó chỉ dừng ở việc hi vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, nhưng bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến. Vậy thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc. Với những người có sự bất lực học được, cách duy nhất để họ thay đổi niềm tin là thấy rằng số đông đang bất đồng ý kiến với họ. Bạn nào đã xem phim 12 người đàn ông giận dữ sẽ hiểu. Còn không thì các dự án đó chỉ giống như các buồng dội âm (echo chamber) của những người tốt mà thôi.

Một thứ có thể trông không hề giống là thực hành với người này, nhưng lại là một sự thực hành rất sâu và lâu năm với người khác. Chẳng phải vô cớ mà một hoạt động đặc sệt lý thuyết như dịch các chủ đề liên quan về tự trị lại trở thành một trong những bài viết được rất nhiều nhà tâm lý và phát triển cộng đồng chuyên nghiệp quan tâm, chia sẻ. Tất cả những gì viết ra trong đây cũng đến từ sự đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn tôi đã trải qua trong nhiều năm nay. Nếu không có lý thuyết, thực tiễn sẽ chỉ là những sự kiện, và ta sẽ chẳng học hỏi được gì từ nó.

Nếu nôn nóng tập trung vào thực hành thì dự án này cũng chỉ là một dự án trong hằng hà sa số dự án khác. Tôi không phủ nhận sự hữu ích của chúng, nhưng chúng vẫn chưa đụng đến một giải pháp triệt để hơn: chấm dứt tình cảnh “người mù dắt người mù”. Một dự án với tham vọng như thế nhất thiết phải là một dự án lý thuyết. Nếu chỉ có cái tâm muốn giúp đỡ mà không có kiến thức thì chỉ cần bị người được giúp đỡ hỏi vặn lại vài câu đơn giản là bạn sẽ ú ớ ngay, và bạn lúc này sẽ trở thành kẻ đi áp đặt người khác, và càng làm mọi thứ tệ hơn. Có những rủi ro mà chỉ một người được học bài bản mới thấy được. Thế giới đã phải trải qua rất nhiều biến cố để có được như ngày hôm nay.

Ngoài ra, nếu không có lý thuyết thì tôi sẽ làm sai tinh thần mà chính tôi đã đề ra: Dám đi tìm bằng chứng để phủ định niềm tin của mình.

Việc một thứ trông không hề giống là thực hành với người này nhưng lại là một sự thực hành rất sâu và lâu năm với người khác, khiến cho việc hai bên mâu thuẫn không đáng, tôi cho là nó đến từ quá trình chú ý, ghi nhớ, và biến đổi nghĩa của khái niệm. Tôi có nói rõ hơn về vấn đề này trong bài Hiện tượng đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa khác âm, và đảo nghĩa trong quá trình hình thành niềm tin.

Nhưng nói gì thì nói, cái cảm giác của bạn khi thấy rằng dự án còn thiếu sự thực hành vẫn cần được trả lời một cách thuyết phục. Không biết bạn có thể đọc qua bài Bản câu hỏi dành cho người muốn thay đổi quan niệm của bạn mình và xem bạn có cảm thấy hoàn toàn thoả mãn?

Nếu thế thì quá dễ rồi, tôi còn phải lập dự án để làm gì? Người ta chỉ đi tìm sự trợ giúp khi họ cảm thấy có vấn đề. Nếu họ không cảm thấy mình có vấn đề gì, thì họ sẽ không hợp tác. Mà nếu không hợp tác thì cả chuyên gia tâm lý cũng không can thiệp được. Nên nếu bạn cảm thấy việc đó gây hại cho họ hoặc cho người khác, thì bạn phải tìm cách để họ có mong muốn thay đổi trước. Sau khi họ có mong muốn rồi, thì mới có thể khuyên họ đến gặp chuyên gia tâm lý được.

Xem thêm: Hỗ trợ người gây bạo hành: liệu ta có đang bỏ qua một nguồn lực quan trọng nhất?

Chính vì việc có rất nhiều rào cản cho việc này, nên tôi mới phải lập dự án này để xoá bỏ nhiều rào cản nhất cho họ. Tôi thấy game hoá là một kỹ thuật hữu ích để biến gian lao thành niềm vui.

(Còn tất nhiên, nếu bạn chưa thấy vui là vì mọi thứ còn đang xây dựng dở dang.)

Xem thêm: Lộ trình thay đổi người có niềm tin tiêu cực

Thắc mắc về nội dung

Tôi cố gắng viết bài dựa trên các quan điểm khoa học, triết học được thừa nhận rộng rãi, và các lập luận dựa trên chúng tôi cũng cố gắng hợp lý nhất có thể. Tuy nhiên, mọi người có thể thấy là các lĩnh vực liên quan là quá nhiều. Tôi có thể đọc và kết nối chúng lại với nhau, nhưng kiểm tra xem mọi lập luận của tôi là có cơ sở hay không thì mình tôi làm là không thể. Tôi thừa nhận còn nhiều mảng kiến thức mình cần phải bổ sung thêm, và không có gì đảm bảo tôi đang không lan truyền kiến thức sai. Tuy nhiên tôi có những lý do sau:

  1. Tôi cảm thấy khả năng cao là kể cả sau này có biết thêm gì thì nó cũng sẽ không phủ định những gì đang có. Nhiều độc giả đã xác nhận những gì tôi viết là phù hợp với quan sát của họ. Bản thân tôi cũng nhiều lần có dịp kiểm tra lại những chỗ mà tôi bị hổng kiến thức, thì đều thấy là trực giác của mình không sai. Những kiến thức đó làm tôi thêm tự tin vào những trực giác khác mà tôi có
  2. Ở giai đoạn này cần ưu tiên xây dựng được một sản phẩm khả thi nhỏ nhất (minimum viable product), để chứng minh tính khả thi của dự án
  3. Khi dự án được lan tỏa thì người phản biện sẽ tự tìm đến mình. Họ sẽ có trình độ và động lực để làm, và như vậy sẽ hiệu quả hơn là mình đi thuyết phục họ dành thời gian
  4. Tôi cần thêm sự giúp sức để hoàn thành dự án

Sau khi cân nhắc thiệt hơn thì tôi thấy vẫn có lợi nhất cho mọi người nếu tiếp tục. Ở các giai đoạn sau tôi sẽ bổ sung thêm các kiến thức mình còn thiếu.

Tham khảo:

Lưu ý là tôi hướng đến những người đang còn hoài nghi hoặc mù mờ, chứ không phải là những người muốn mở mang kiến thức (dù tất nhiên tôi cũng hoan ngênh). Tôi cho rằng giữa sự hoài nghi hoặc mù mờ thì chúng ta nghĩ cần phải nói thật rõ đến mức cực đoan thì người nghe mới thấy được. Người nghe cần những sự cường điệu đó, và đáp ứng những sự cường điệu đó là đang đặt mình vào vị trí của họ. Hay nói theo một câu châm ngôn trôi nổi trên mạng không biết của ai: “Hãy luôn đi quá xa, bởi đó là nơi bạn sẽ tìm thấy sự thật.”

Liệu sự cường điệu có gây hại hay không? Tôi cho là không, vì trước thực tế là chỉ trong vòng một tiếng sau khi đọc bài là chúng ta đã quên hết sạch một nửa thông tin, thì những ý cường điệu sẽ được hạ về mức bình thường (còn những ý bình thường thì sẽ bị quên sạch). Trừ khi họ cũng đã có một quan điểm tương tự như vậy và lời nói này chỉ đang lặp lại những gì họ thật sự muốn nghe. Trong trường hợp đó, thì ngay cả một câu nói không cường điệu cũng sẽ bị uốn theo quan điểm đúng ý với họ.

Forgetting curve
Đây là biểu đồ đường cong trí nhớ. Bạn thấy là chỉ sau 1 tiếng thôi là ta đã quên hết một nửa thông tin rồi.

Hãy xét việc Steve Jobs đặt tên công ty mình là Apple làm ví dụ. Cái tên này là một ẩn dụ, và như Lakoff và Johnson đặt tên cuốn sách làm thay đổi ngành ngôn ngữ học tri nhận của mình, thì chúng ta sống bằng ẩn dụ. Cái tên của bạn cũng rất có thể là một sự ẩn dụ. Ẩn dụ thấm đẫm trong ngôn ngữ của chúng ta, chúng ta sử dụng chúng mà không hề hay biết. Sự cường điệu cũng là một phần của ẩn dụ mà thôi.

Xem thêm:

Đây là chủ ý của tôi. Có nhiều lý do:

  1. Một nửa những câu trong đây thực ra chỉ là kiến thức nhập môn, chỉ cần google là ra, nên không cần dẫn nguồn
  2. Một nửa còn lại là do tôi tự suy luận, nên tôi chính là nguồn
  3. Những nguồn quan trọng đã được dẫn trong bài rồi
  4. Tôi muốn tạo cho độc giả cảm thấy mọi điều tôi nói chẳng đáng giá một xu và đều cần phải kiểm tra lại
  5. Với những độc giả tôi muốn hướng đến, việc gián đoạn mạch đọc làm họ quá tải không cần thiết, nên tôi phản đối việc dẫn nguồn
  6. Tôi bị quá tải, mặc dù rất muốn thêm nguồn

Nói rõ thêm ý tránh ngắt quãng: Tâm thế của tôi khi viết bài (và có lẽ cũng là của những độc giả tôi muốn hướng đến) là đang ở trong mt cơn khng hong. Mọi câu cần được lật đi lật lại nhanh và mạnh; câu sau cần phủ định câu trước để khắc họa cái cảm giác rối bời và mông lung. Nói thẳng ra, tôi đang tra tấn người đọc. Và trong lúc tra tấn thì không ai có thời gian để quan tâm xem mình có đang sai không. Những người tôi muốn hướng đến đã thấy điều đó quá rõ ràng trong trải nghiệm của họ rồi.

Tôi hiểu cảm giác hoài nghi khi phải đọc một bài khẳng định rất mạnh mẽ mà kéo xuống dưới lại không thấy nguồn, và như vậy tôi đang tự gây khó cho mình trong việc lan tỏa dự án. Nhưng đó cũng chính xác là ý thứ 4. Hơn nữa, nếu bạn có thói quen kiểm tra xem một bài báo mạng có những nguồn nào thì hẳn bạn đã quen với việc nghiên cứu học thuật. Nhưng những bài của tôi, dù chỉ mới mở ngoặc đưa ra thuật ngữ tiếng Anh thôi mà đã bị nói là học thuật rồi, thì làm sao tôi có thể nâng cao tiêu chuẩn để biến nó thành một bài báo học thuật được?

Tất nhiên, nói gì thì nói, tôi không phủ nhận là cách trình bày của tôi đang nhập nhằng bản chất thông tin. Tôi chỉ nói là tôi thấy việc tạo ra sự nhập nhằng này lợi nhiều hơn hại.

Với thông tin bạn cần tra rõ, bạn cứ việc google nó bằng tiếng Anh là được. Đảm bảo ăn đứt nguồn của tôi. Với hình ảnh, bạn có thể dùng một công cụ tìm ảnh ngược như Google Images hoặc TinEye. Hoặc bạn có thể hỏi tôi trực tiếp, tôi sẽ trả lời.

Bạn cũng có thể xem các quyển sách tôi dùng để nghiên cứu cho dự án này.

Mời bạn đọc bài Độc giả của blog này là ai? để hiểu tại sao.

Thắc mắc về tác giả

Nói thẳng, tôi không có chuyên môn tâm lý. Vốn ban đầu tôi chỉ thấy có nhiều quan niệm sai mà không có ai viết về nó nên mới lập dự án. Nhưng sau tìm hiểu dần dần thì tôi mới thấy nguyên nhân sâu xa là từ cái BLHĐ này. Nên mới chuyển mục tiêu sang cái này.

Tôi thừa nhận còn nhiều mảng kiến thức mình cần phải bổ sung thêm. Không có gì đảm bảo tôi đang không lan truyền kiến thức sai, và có thể làm lợn lành thành lợn què. Tuy nhiên tôi có những lý do sau:

  1. Tôi cảm thấy khả năng cao là kể cả sau này có biết thêm gì thì nó cũng sẽ không phủ định những gì đang có. Nhiều độc giả đã xác nhận những gì tôi viết là phù hợp với quan sát của họ. Bản thân tôi cũng nhiều lần có dịp kiểm tra lại những chỗ mà tôi bị hổng kiến thức, thì đều thấy là trực giác của mình không sai. Những kiến thức đó làm tôi thêm tự tin vào những trực giác khác mà tôi có
  2. Ở giai đoạn này cần ưu tiên xây dựng được một sản phẩm khả thi nhỏ nhất (minimum viable product), để chứng minh tính khả thi của dự án
  3. Khi dự án được lan tỏa thì người phản biện sẽ tự tìm đến mình. Họ sẽ có trình độ và động lực để làm, và như vậy sẽ hiệu quả hơn là mình đi thuyết phục họ dành thời gian
  4. Tôi cần thêm sự giúp sức để hoàn thành dự án

Sau khi cân nhắc thiệt hơn thì tôi thấy vẫn có lợi nhất cho mọi người nếu tiếp tục.

Vì các niềm tin thứ cấp là quá nhiều, và muốn nói một cái gì đó là sai thì cần phải có cơ sở lý thuyết vững chắc. Nguyên tắc là phải tìm hiểu rồi mới được nói. Tính chất dự án này nó vậy, chứ tôi có ham hố đâu. Nếu không làm vậy thì tôi sẽ làm sai tinh thần mà chính tôi đã đề ra: Dám đi tìm bằng chứng để phủ định niềm tin của mình.

Các chủ đề trong Quả Cầu

Tôi cũng không dám khẳng định là không có. Nhưng một điều tôi biết chắc, là người có nó sẽ không tìm cách suy nghĩ xem liệu mình có thể sai hay không. Luôn dừng lại để băn khoăn ngay cả với thứ mình biết rất rõ là cách để phát hiện lỗ hổng của niềm tin bản thân. Hiện tại tôi thấy mình vẫn làm điều này thường xuyên, nên tạm kết luận là mình không có vấn đề này.

Mà kể cả khi tôi có nó mà không biết, thì tôi nghĩ điều đó cũng không phủ nhận những gì ở đây. Giả sử tôi bị viêm gan. Tại sao việc tôi bị viêm gan lại khiến cho tôi không được nói về bệnh viêm gan của người khác? Và thông thường, chính những người có trải nghiệm trực tiếp với viêm gan là những người có động lực lớn nhất để nói cho mọi người biết tác hại của nó.

Người ta thường nói, muốn giúp người đau khổ thì đừng làm bản thân khổ trước. Nhưng nếu bạn không biết thế nào là khổ, thì lời hướng dẫn của bạn với những người khổ sẽ chỉ là chỉ tay năm ngón. Bạn phải khổ trước, rồi mới giúp người khổ được. Nên nếu bạn chưa khổ mà muốn giúp người đang khổ, thì bạn phải dí đầu vào khổ. Phải loay hoay trong cái mê cung mình tự tạo ra cho mình, thì may ra mới biết cách dẫn dắt người đang ở trong mê cung thoát khỏi nó.

Nếu ai đó kết luận là chính tôi cũng có BLHĐ và muốn giúp tôi, thì cách thức cũng tương tự như tôi đang làm với những người khác: cho tôi thấy những niềm tin của mình là (1) không có cơ sở, và (2) làm hại đến sự khỏe mạnh và hạnh phúc toàn diện (well-being) của tôi.

Theo tôi, đây chính là hiện tượng đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa khác âm, và đảo nghĩa trong quá trình hình thành niềm tin. Cơ chế chính xác của vấn đề này tôi chưa tìm ra, nên tạm thời không có cách nào để trả lời hoài nghi của mọi người một cách thuyết phục. Chỉ có thể trông chờ việc họ cũng đặt câu hỏi và không vội phán đoán. Còn nếu họ không làm được thì đành sống chung với lũ vậy (aka bất lực).

Ở giai đoạn 3 của dự án tôi sẽ giải quyết vấn đề này. Xem thêm: Bản kế hoạch hành động dự án Quả Cầu.

Tôi học vật lý cốt là để bỏ ngành 😂. Tức là đây là một dự án dài hơi của tôi, và tôi nhận thấy là phải bắt đầu bằng nền tảng vật lý trước. Giống như để giải thích một số hành vi của chúng ta thì phải lần mò về tổ tiên của loài người mấy trăm triệu năm trước vậy.

Trong triết học, niềm tin rằng mọi thứ đều có thể được giải thích bằng vật lý được gọi là vật lý luận (physicalism).

Thật ra tôi cũng không cố tình giấu. Ai quan tâm nhiều nhiều chút thì đều biết tôi tên thật là gì, v.v. Để tên “Quả Cầu” này thì chỉ là để dễ nhận dạng thương hiệu thôi. Không có thiện cảm thì từ từ sẽ có thiện cảm. Cứ đăng bài đều thì mọi người sẽ quen.

Tôi nghĩ để mọi người biết từ đầu đây là tài khoản ảo còn tốt hơn là giả bộ mình là tài khoản thật nhưng thực ra cũng là ảo. Có không biết bao nhiêu tài khoản “thật” tung tin giả nhằm thao túng dư luận. Trong bối cảnh nhiễu nhương đó, có khi cái ảo còn thật hơn cái thật?

Tôi muốn giúp đỡ những người cũng đang bị mất thiện cảm một cách oan ức. Nếu tôi sợ mình bị mất thiện cảm đến như vậy, tôi đã chẳng làm dự án này. Tôi cần phải đẩy mình vào tình trạng bị mất thiện cảm một cách có chủ ý, thì tôi mới có thể hoàn thành được công việc của mình.

Đọc thêm

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply