Như đã được mô tả chi tiết trong bài Rào cản và giải pháp để tiếp cận người có sự bất lực học được, để một người có thể nhận ra mình cần phải thay đổi thì cần phải có một sự kiện từ bên ngoài tác động đến họ. Đây tuy là điều ai cũng biết, nhưng ai cũng cảm thấy rằng mình không thể làm gì được, mà chỉ có thể thụ động chờ sự kiện đó đến. Đó thật ra không khác gì nói rằng chúng ta bất lực với sự bất lực. Dự án Quả Cầu muốn xây dựng một con đường để có thể chủ động thay đổi môi trường sống của họ một cách tự nhiên mà không quá gian lao.
Mình cần tìm những bạn muốn xây dựng một con đường như vậy để đồng hành với mình.
Tôi sẽ có lợi ích gì khi tham gia?
Bằng việc tham gia vào câu chuyện này, bạn góp phần lan tỏa các giá trị mà Quả Cầu hướng tới: dám làm những điều vô cùng đúng và vô cùng khó. Bạn sẽ được làm quen với công việc trợ giúp chuyên nghiệp: tiếp cận và tạo mối quan hệ với người cần được trợ giúp và cộng đồng xung quanh họ. Với những kiến thức này, bạn sẽ có thể mạnh dạn nói rằng chúng ta không phải cam chịu những điều vô lý và có hại cho nhau nữa. Sự phản hồi của bạn cũng sẽ giúp mình điều chỉnh và cải tiến phương pháp tiếp cận, cắt bỏ những rườm rà, gian lao, oan ức, ngộ nhận, mò mẫm không cần thiết.
Nếu bạn cũng có hứng thú với sứ mạng mà Quả Cầu đề ra, có lẽ trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ nhưng cảm thấy bế tắc. Mình nghĩ rằng nếu bạn tham gia vào kế hoạch ở dưới, thì thực ra việc bạn giúp mình cũng là bạn đang giúp bạn. Dù là giúp mình hay giúp bạn thì đằng nào bạn cũng sẽ phải lan tỏa nó trong cộng đồng của bạn. Nên khi bạn quay sang mục tiêu của mình thì bạn đã có sẵn đường đi. Nói cách khác, điều có lợi cho mình nhất cũng là điều có lợi cho bạn nhất, và ngược lại.
Nếu bạn cần sự giúp đỡ của mình mình cũng sẽ làm trong khả năng.
Kế hoạch là gì?
Mình cần làm việc với một bạn cụ thể trước. Nếu thành công với trường hợp này thì các trường hợp khác cũng sẽ áp dụng tương tự. Đây là Facebook của bạn ấy (bạn ấy tên Ngọc).
Hiện tại thì bạn ấy đang:
- nuông chiều bản thân không biết khi nào sẽ dừng
- tin rằng mình sẽ không bao giờ thoát khỏi nỗi đau
- thấy việc xem thường người khác là hợp lý
- lảng tránh hoặc phớt lờ những câu hỏi về niềm tin bản thân
👉 Xem thêm: Khi nào sự tác động là cần thiết?
Ngoài ra, bạn ấy có dấu hiệu của một loại rối loạn tâm lý rất khó chữa tên là Rối loạn nhân cách tâm trạng không ổn định. Mình tin là trong thâm tâm bạn ấy luôn muốn một cuộc sống tốt hơn hiện giờ.
Hiện tại bạn ấy đang xem thường mình, và lời nói của mình dù đúng cũng sẽ bị phớt lờ hoặc mỉa mai.
Thông tin khác:
- Là tác giả tập thơ Dấu vết thiên di
- Có nhiều mối quan hệ với dân mỹ thuật, văn học, thời trang, trang trí nội thất
- Học sinh khóa 06-09 trường cấp 3 Yên Hòa, Hà Nội
- Hiện đang sống tại TP.HCM
Tôi sẽ cần làm những gì?
Để có thể giúp Ngọc xây dựng được nội lực của bản thân và thay đổi những niềm tin sai, chúng ta cần cho Ngọc thấy mâu thuẫn ở niềm tin của mình. Mà muốn làm được như vậy, chúng ta cần phải làm cho môi trường xung quanh Ngọc thay đổi trước. Chúng ta sẽ có hai chiến lược chính:
- Giúp bạn bè của Ngọc nhận thức được rằng không thể để Ngọc mãi như vậy được
- Lan tỏa khái niệm sự bất lực học được ở cộng đồng xung quanh Ngọc
Thuật ngữ chuyên môn của ngành công tác xã hội cho chiến lược 1 là tuyên truyền vận động, chiến lược 2 là nâng cao nhận thức cộng đồng.
Chiến lược 1: Giúp bạn bè của Ngọc nhận thức được rằng không thể để Ngọc mãi như vậy được
Bước 1: Xác định những người trung gian có thể giúp chúng ta
Bạn hãy vào Facebook của Ngọc và xác định những người trung gian mà bạn cảm thấy thoải mái nói chuyện và có thể hứng thú với sứ mệnh của dự án Quả Cầu nói chung, hoặc dự án giúp Ngọc nói riêng. Nếu không có một người như vậy bạn có thể thay bằng danh sách bạn bè Facebook Quả Cầu.
Bước 2: Tạo sự chú ý và quan tâm của họ
Bạn hãy tạo sự chú ý và quan tâm của họ bằng việc chia sẻ khái niệm bất lực học được (hoặc các bài viết khác bạn thấy hay) lên tường hoặc nhắn riêng cho họ.
Lưu ý: tránh nói về Ngọc vào lúc này. Nói quá sớm sẽ có thể làm họ hiểu sai vấn đề. Bạn cần phải biết họ có suy nghĩ thế nào trước khi bạn đặt vấn đề cho họ.
Bước 3: Tìm hiểu những lý do khiến cho họ không cảm thấy nên can thiệp
Hãy hỏi họ những câu hỏi sau:
Bước 4: Mời họ cùng đồng hành
Sau đó, nếu họ đồng ý là những câu trả lời đó giải đáp được lo lắng của họ, hãy hỏi họ tiếp là nếu có một dự án muốn xây dựng một con đường để có thể chủ động thay đổi môi trường sống của họ một cách tự nhiên mà không quá gian lao thì họ có muốn giúp đỡ không? Nếu họ muốn, hãy làm cầu nối cho mình.
Vậy là xong! Mình nghĩ việc này không khó khăn, và cũng chỉ tốn một buổi trò chuyện mà thôi. Hai bạn cũng sẽ hiểu nhau hơn. Hãy liên hệ mình nếu bạn gặp khó khăn.
Nếu họ nhất quyết cảm thấy chuyện này sẽ không thể đạt được mặc dù họ không đưa ra được lý do hợp lý, thì rất có thể đây chính là những người đã học được rằng không thể làm được gì hơn trong tình trạng này. Hãy để cho họ thời gian suy nghĩ.
Chiến lược 2: Lan tỏa khái niệm sự bất lực học được ở cộng đồng xung quanh Ngọc
Do Ngọc có nhiều mối quan hệ với những người làm trong lĩnh vực mỹ thuật, văn học, thời trang, trang trí nội thất, nên chúng ta cũng sẽ lan tỏa khái niệm này trong nhóm cộng đồng này. Công việc này đơn giản hơn
Bước 1: Xác định những người trung gian có thể giúp chúng ta
Bạn xem trong các mối quan hệ của bạn ai là người có hứng thú với nghệ thuật hoặc các ngành kích thích các giác quan (mỹ thuật, văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, thời trang, trang trí nội thất, v.v.). Nếu không có một người như vậy bạn có thể thay bằng danh sách bạn bè Facebook Quả Cầu.
Bước 2: Mời họ đọc các bài viết về bất lực học được trong ngành của họ
Tất cả các lĩnh vực đó đều xoay quanh hai điều: cảm xúc và cái đẹp. Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng kết hợp với bất lực học được? Hãy nhờ họ đọc các bài sau đây:
- Khi sự bất lực trở thành cái đẹp (dành cho những ai làm ngành nghệ thuật)
- Khi sự nuông chiều trở thành cái “đẹp” (dành cho những ai làm ngành kích thích các giác quan)
Thật ra mà nói, không phải ai cũng cảm thấy các bài viết là quan trọng. Tức là họ không phản đối, nhưng họ không thấy nó giúp giải quyết được vấn đề họ đang theo đuổi. Như chính các bài viết đã chỉ ra, không theo đuổi cái đẹp thì không phải là người làm nghệ thuật, và không theo đuổi sự kích thích các giác quan thì không phải là người làm trong ngành kích thích các giác quan. Họ có thể đồng ý sự khỏe mạnh (well-being) là quan trọng, nhưng đó không phải là thứ quan trọng nhất với họ. Chúng ta chỉ cần giới thiệu cho họ biết là được. Việc đào sâu vấn đề đến mức họ không chia sẻ không được sẽ nằm ở giai đoạn 2 của dự án.
Kết quả cần đạt được
Đây là những điều mình muốn Ngọc đạt được:
- Không còn cảm thấy mình đã chết. Thấy rằng không có gì là bất khả thi
Người không nghĩ ra giải pháp và có trong mình nhiều quan niệm sai thì sẽ thấy bất lực. Còn người có một chương trình hành động và luôn nghi vấn niềm tin của bản thân thì sẽ không bất lực.
- Học được khả năng kiểm soát được cảm xúc. Không còn cảm thấy trống rỗng
Ngọc nhận thức được rằng khi tức giận mình sẽ cay độc với người khác, nhưng lại không thể làm gì để kiềm chế được nó. Một phần là vì Ngọc luôn quan niệm rằng cảm xúc là vô tư nhất. Điều này thật ra là sai.
- Hiểu rằng mọi kết luận của mình đều cần được kiểm chứng
Ví dụ, nếu Ngọc muốn nói ai là ảo tưởng thì cần cho thấy tại sao điều họ làm là không khả thi. Nếu không đưa ra được lý do hợp lý thì cần dũng cảm hoài nghi niềm tin của mình.
- Nói được, làm được
Có những yêu cầu của Ngọc rất hợp lý, nhưng trước khi yêu cầu người khác làm như vậy, trước hết hãy tự làm cho mình trước
- Cảm thấy có trách nhiệm với những gì mình đã gây ra với người khác
Ngọc không cần cảm thấy đau đớn hay dằn vặt về những gì mình đã làm – chúng ta cần phải biết tha thứ cho chính bản thân mình. Nhưng những gì mình đã gây ra thì cần có trách nhiệm khắc phục.
FAQ
Mọi chi tiết xin liên hệ:
🍀 Email: lyminhnhat911@gmail.com
🍀 SĐT: 091 221 4006
🍀 Facebook: Quả Cầu
Nếu bạn có hứng thú, mình cũng sẽ thêm bạn vào nhóm chat các bạn cũng muốn tham gia thử nghiệm này.
Mình hy vọng điều này dễ dàng với bạn. Cám ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.