Hiện tượng đồng âm khác nghĩa, đồng nghĩa khác âm, và đảo nghĩa trong quá trình hình thành niềm tin: 2

Categorized as Đạo, ngữ dụng, tâm lý học nhận thức, Hiện tượng đồng âm khác nghĩa Tagged ,
Цифровая репродукция находится в интернет-музее Gallerix.ru

Trong tiếng Anh có một câu thành ngữ “The blind leading the blind“, nghĩa là gì chắc bạn cũng không khó đoán. Hóa ra, câu thành ngữ này được dùng khá nhiều trong các nền văn hoá khác nhau. Nó có ở trong cả kinh Phật lẫn kinh Thánh, và đi vào cả hội họa:

  • Ví như này, Bharadvaja, một chuỗi người mù ôm lưng nhau, người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy; cũng vậy, này Bharadvaja, Ta nghĩ rằng, lời nói của các Bà-la-môn cũng giống như chuỗi người mù: người trước không thấy, người giữa cũng không thấy, người cuối cùng cũng không thấy. (Kinh Canki)
  • Ngài đáp rằng: Cây nào mà Cha ta trên trời không trồng, thì phải nhổ đi. Hãy để vậy: đó là những kẻ mù làm người dẫn đưa; nếu kẻ mù dẫn đưa kẻ mù, thì cả hai sẽ cùng té xuống hố. (Matthew 15)
The blind leading the blind
Tranh của Pieter Bruegel the Elder (1568), họa sĩ thời Khai Minh

Câu chuyện thầy bói xem voi (vốn là một câu chuyện của đạo Phật) cũng tương tự như vậy: các ông mù cãi nhau vì không hiểu vấn đề, và nhìn từ góc độ người sáng mắt thì sẽ thấy buồn cười.

Nhưng vấn đề là, một người mù sẽ cảm thấy thế nào với câu nói ấy? Nếu đến cả Phật và Jesus, hai kẻ từ bi và bác ái nhất thế gian này, còn đem họ ra để làm ví dụ cho sự khiếm khuyết, thì còn nơi nào có thể chấp nhận người mù được nữa? Vậy chẳng phải những thứ họ rao giảng chỉ toàn sáo rỗng thôi sao? Với những người đang đấu tranh cho sự bình đẳng của người mù, có thể họ sẽ cảm thấy những câu này đang khoét sâu thêm định kiến về người mù.

Thế nhưng, nếu bạn thực sự hỏi một người mù về những câu nói này, thì bạn sẽ thấy rất bất ngờ: họ hoàn toàn cảm thấy bình thường. Khi một người mắt sáng hỏi họ “ông bị mù à?”, thì họ chỉ nhún vai bảo, “ừ, tôi bị mù thật”. Thậm chí họ còn lấy làm khoái chí khi người mắt sáng cảm thấy bối rối vì mình lỡ lời. Có khi họ còn chủ động đem câu nói đó để chọc những người mắt sáng khác. Tôi thấy đây chính là một thái độ sống tốt.

Trong bài viết Cách để dẫn đầu bằng việc tự cười bản thân, Kletische cũng đưa ra lời khuyên tương tự: hãy thưng thc những trò đùa hướng về bạn. Những trò đùa đó thường cũng chứa đựng một phần sự thật nào đó, và dù bạn đau đớn đến đâu thì sự thật vẫn là sự thật. (Và kể cả khi điều đó là sai thì ít nhất điều đó cũng đang trình diện như vậy trong mắt họ.) Việc có thể đối diện được với thiệt thòi của mình một cách nhẹ nhàng và hài hước là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy bạn là người mạnh mẽ và tự tin. Bằng cách đó, bạn làm những người ác ý cảm thấy mất hứng, và giúp những người không có ý gì trút bỏ được cảm giác nặng nề. Xem thêm: Nên làm gì khi bị biến thành meme

← Phần 1 Phần 3 →

Khi một người đã chịu nhiều nỗi đau đến mức một ngày họ bàng hoàng kết luận rằng họ không còn khả năng để hy vọng thêm một lần nào nữa rồi, thì toàn bộ thế giới xung quanh họ sẽ rùng rùng biến đổi. Một khi họ đã học được rằng mình hoàn toàn bất lực để thay đổi tình hình, thì kèm theo đó họ cũng sẽ có những niềm tin mới để hợp lý hóa sự cam phận của mình. Những niềm tin mới này - tuy gây hại - nhưng lại rất logic, khiến cho họ không những không có động lực để thay đổi, mà còn có động lực để không thay đổi.

Đã có hằng hà sa số những bài viết giải thích những ngộ nhận phổ biến, và cũng đã có hằng hà sa số những dự án thay đổi nhận thức cộng đồng. Nhưng cuộc sống đã cho họ quá đủ trải nghiệm rồi nên họ mới thành ra như thế. Giờ muốn họ thực sự suy nghĩ điều ngược lại thì cần cho họ một sự trải nghiệm mới nhiều gấp đôi, gấp ba. Nên nếu chỉ dừng ở việc hy vọng cái hiểu đúng sẽ đủ khả năng cạnh tranh với cái hiểu sai, còn bản thân những thứ đang dung dưỡng cái sai thì không bị đả động đến, thì chỉ là chữa phần ngọn chứ không phải phần gốc.

Nhưng liệu ai sẽ là người đem lại trải nghiệm nhiều gấp đôi, gấp ba cho họ, khi xã hội vẫn hằng ngày có những ví dụ để tiếp tục khẳng định niềm tin tiêu cực đấy? Tại sao lại phải trông chờ vào những thứ ngẫu nhiên, khi ta hoàn toàn có thể tạo ra môi trường phù hợp cho họ? Và nếu không ta thì ai, khi ta mới là người hiểu rõ họ nhất và nhiều động lực nhất để giúp họ?

Nếu trong tâm trí bạn cũng có một người mà bạn rất muốn giúp họ thay đổi nhưng cảm thấy bế tắc, chúng tôi muốn mời bạn gia nhập Mạng lưới người thân, bạn bè của người có niềm tin tiêu cực để phối hợp cùng những người bạn khác. Đây là các hoạt động của nhóm:

1

Hỗ trợ 1-1 cho thành viên

2

Thảo luận các kiến thức liên quan đến sự tác động

3

Thành lập một cơ sở dữ liệu những người có tiềm năng và sẵn sàng trợ giúp nhau tác động đến cá nhân và cộng đồng người có niềm tin tiêu cực

Bạn thấy bài viết này thế nào?

Bấm sao để đánh giá nha!

Đánh giá trung bình: 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Nếu bạn thấy bài này hữu ích

Bạn bè bạn cũng có thể thấy nó hữu ích

Mình rất tiếc nếu bạn thấy bài không có giá trị

Xin hãy nói cho mình biết phải cải thiện ở đâu

Leave a Reply